Trong phiên giao dịch ngày 12/9, vàng giao ngay tăng 0,2% lên 2.515,59 USD/ounce. Giá vàng tương lai của Mỹ ổn định ở mức 2.543,4 USD.
Kelvin Wong - nhà phân tích thị trường cấp cao của OANDA tại châu Á - Thái Bình Dương - cho biết: “Vàng có khả năng vượt ngưỡng 2.532 USD. Chỉ có dữ liệu kinh tế vĩ mô mạnh mẽ, đặc biệt là từ Mỹ, cho thấy nền kinh tế đang cải thiện mới có thể ngăn chặn xu hướng tăng của giá vàng”.
Hiện các nhà giao dịch tập trung vào chỉ số giá sản xuất của Mỹ và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp, dữ liệu về tâm lý người tiêu dùng được công bố vào cuối tuần.
Gần đây, dữ liệu cho thấy giá tiêu dùng tại Mỹ tăng nhẹ vào tháng 8, nhưng lạm phát cơ bản vẫn ở mức thấp, điều này có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ không muốn cắt giảm nửa điểm lãi suất vào tuần tới.
Giá vàng thế giới đang vượt mốc 2.500 USD/ounce.
Wong cho biết thêm, dữ liệu CPI không cho thấy lạm phát tăng đột biến, điều này hỗ trợ giá vàng giữ ở mức trên 2.500 USD và cho thấy chính sách của Fed sẽ không có thay đổi ngay lập tức.
Các ngân hàng trung ương Mỹ có thể bắt đầu đợt cắt giảm lãi suất được mong đợi từ lâu vào tuần tới với mức giảm 0,25 điểm. Họ muốn giảm nguy cơ suy thoái ngay cả khi áp lực giá tiềm ẩn còn nguyên. Vàng thỏi có xu hướng là khoản đầu tư được ưa chuộng trong bối cảnh lãi suất thấp và bất ổn địa chính trị.
Bạc ổn định ở mức 28,68 USD/ ounce và bạch kim tăng 0,9% lên 959,95 USD. Paladin tăng 1,3% lên 1.021,84 USD, mức cao nhất kể từ ngày 8/7.
Về thị trường nhiên liệu, giá dầu thô Brent tương lai tháng 11 tăng 40 cent, tương đương 0,6% lên 71,01 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai tháng 10 tăng 32 cent, tương đương 0,5% lên 67,63 USD/thùng. Giá dầu tăng trong phiên giao dịch ngày 12/9 do lo ngại cơn bão Francine ảnh hưởng đến sản lượng tại Mỹ, quốc gia sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới, mặc dù lo ngại về nhu cầu thấp hơn đã hạn chế mức tăng.